Ngày 26 tháng 6 năm 1946, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khoá 1 tiến hành khai giảng trọng thể theo đúng nghi thức quân sự chính quy. Đoàn quân nhạc lễ phục mới tinh. Cán bộ, học viên quân phục chỉnh tề. Bác đến hiệu bộ từ rất sớm, cùng các đồng chí Hoàng Đạo Thúy, Hiệu trưởng và Trần Tử Bình, chính trị viên, đi thăm nhà bếp, nhà ăn, phòng học, phòng ngủ của học viên trước khi ra dự lễ.

Lá cờ đỏ sao vàng mới tinh được kéo lên trong tiếng nhạc “Quốc ca”. Bác từ lễ đài bước xuống, trao lá cờ thêu sáu chữ vàng “Trung với Nước, Hiếu với Dân” cho đồng chí học viên vừa được chiến trường Nam bộ cử ra học. Hơn ba trăm học viên bồng súng chào theo khẩu lệnh của Tổng trực ban Vương Thừa Vũ. Bác đứng nghiêm trước lá cờ, rồi trở về lễ đài đến trước micrô huấn thị cho cán bộ, học viên. Người nói: “Trung với Nước, Hiếu với Dân” là bổn phận thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề nhưng cũng là một vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia của nước ta. “Trung với Nước, Hiếu với Dân” là đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Lợi ích cơ bản nhất và cấp thiết của nhân dân ta lúc này là độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Phải hết lòng, hết sức đấu tranh để thật sự đạt được lợi ích đó...”.

Sau khi dặn dò về trách nhiệm của người cán bộ cách mạng. Người nói tiếp: “Làm cán bộ phải siêng năng. Trời sinh ra con người, ai cũng có ngũ quan. Nhưng người cán bộ có chỗ khác là biết tận dụng ngũ quan để làm việc cho cách mạng, cho nước, cho dân. Mắt phải siêng nhìn sát thực tế, quan sát kỹ lưỡng tình hình. Mũi phải siêng ngửi thấy những vấn đề mới mẻ. Tai phải siêng nghe ý kiến của anh em, bạn bè, đồng chí, cấp trên; còn phải nghe cả địch nữa để dễ bề đối phó. Tay phải siêng lao động. Chân phải đi sát bộ đội, đi sát quần chúng. Người ta có hai mắt, hai tai, hai chân nhưng chỉ có một mồm nên cần ít nói, nói những điều cần thiết và đã cần thiết thì nói đi nói lại trăm nghìn lần cũng vẫn phải siêng, càng có lợi cho cách mạng”.

Những lời huấn thị và sáu chữ vàng “Trung với Nước, Hiếu với Dân” của Bác đối với lớp học viên khóa 1 năm ấy không chỉ thấm sâu trong suốt cuộc đời của mỗi người mà còn trở thành bản chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của cả Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trích từ cuốn sách “Tấm gương Bác - Ngọc quý của mọi nhà” NXB Thông tin và Truyền thông xuất bản.

Các câu chuyện về Bác khác
Sau ngày 06 tháng 3 năm 1946, tôi đang chiến đấu ở vùng ven thành phố Sài Gòn thì được giao nhiệm vụ về Mỹ Tho, Tân An quy tụ các đồng chí, tập...
Ngày 09 tháng 12 năm 1961, Bác Hồ có cuộc gặp với cán bộ, đảng viên lão thành cách mạng hai tỉnh “đỏ” Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây là những đảng...
Năm 1962, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc.  Bác Hồ...
Mấy năm gần đây, Chính phủ đã chỉ thị cho các cơ quan dù mới thành lập cũng không được xây hội trường. Thật là chí lý. Vì nhiều vụ, hội,...
Anh Việt Phương có kể câu chuyện về một cháu bé con một đồng chí cán bộ Trung ương. Đồng chí ấy đưa con vào cơ quan, rồi vì công tác, buổi...
Hồ Chí Minh cho rằng “muốn làm bạn phải hiểu nhau”. Nếu “không hiểu nhau không thành bạn”. Tất cả công việc “làm bạn” là để cùng...
Tháng 02 năm 1948, chừng ít ngày sau tết Nguyên đán, tôi lại được gặp Bác Hồ. Lúc này tôi đã chuyển sang làm sĩ quan ở Cục Tuyên huấn quân đội,...
Tháng 12 năm 1994, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân trên đất...
Ngay sau khi nhân dân ta giành được chính quyền, Bác Hồ đã vận động “diệt giặc dốt”. Bao nhiêu lớp “bình dân” đã được mở, vợ dạy...
“Lập” tiếng Hán có nhiều nghĩa. Là “đứng thẳng” như “lập nghiêm”, là “đặt” như “thành lập”, là “tức thì” như “lập tức”......
Ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều khu nhà cao tầng cũ, mới được mang tên là khu tập thể, chung cư, cư xá. Trong khu dân cư này có rất...
Nhiều cán bộ, đi đâu, dự đâu lúc nào cũng nhờ văn phòng, thư ký, trợ lý hoặc là viết sẵn bài phát biểu hoặc là chấp bút, gạch đầu dòng....
Trang 1 2 3 4 5