Bộ đội khu Ba trong kháng chiến chống Pháp thường kể chuyện, phàn nàn nhưng vẫn thích thú về một Trung đoàn trưởng hay quát mắng, có khi “ục” cả lính. Tuy vậy, anh em vẫn quý mến cán bộ này vì lòng dũng cảm, ngay thẳng, “xong việc là thôi” chẳng để bụng lâu.

Đó là “chú Nghĩa, đảng viên, mọi điều tôi đã dặn kỹ, xin tiên sinh an tâm”. Đây là lời đồng chí Vũ Anh giới thiệu người giao thông kiêm bảo vệ đồng chí Vương, tức Bác Hồ - tại Côn Minh năm 1940.

Chú Nghĩa đã được đi theo Bác trong nhiều lần công tác, nhất là đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Bác từ Côn Minh về nước an toàn cuối năm 1940.

Chú Nghĩa tâm sự với đồng chí Vũ Anh:

- Em được biết phục vụ Bác là một vinh dự lớn. Nhưng anh biết em rồi, em chỉ thích trực diện đánh nhau với địch, còn bảo vệ Bác, anh giao cho người khác...

Đồng chí Vũ Anh thưa lại với Bác. Ban đầu Bác chưa đồng ý. Sau, nhờ có đồng chí Hoàng Hữu Nam nói thêm vào, Bác mới cho gọi chú Nghĩa:

- Chú đòi được ra chiến đấu, Bác cũng không ngăn. Nhưng Bác chỉ phân vân hai điều: một là tính chú nóng quá. Bây giờ chú là lính, cách mạng phát triển, quân đội phát triển, sau này chú cố gắng, sẽ là quan, là tướng. Tướng mà tính nóng là hỏng việc; hai là, tính chú liều quá. Có Bác bên cạnh mà chú còn dám bắt gà, bắt ngựa của dân, sau này ra hùng cứ một phương chú sẽ còn làm nhiều điều sai trái, ai ngăn được chú? Hoặc như việc chú tự ý tiêm ký ninh vào ven cho Bác cũng là liều. Bác chưa thấy ai tiêm ký ninh vào ven như chú cả. Nhưng thôi, Bác còn sống là may rồi. Lần này ra chiến đấu, chú nhớ phải phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm.

Chừng như chưa chắc chắn, trước khi để chú Nghĩa ra về, Bác hỏi gặng:

- Chú có hứa với Bác là sẽ khắc phục khuyết điểm để mau chóng tiến bộ không?

- Thưa Bác, cháu xin hứa.

Bác bắt tay chú Nghĩa.

Ít lâu sau, Pháp bị Nhật đảo chính. Có hai vợ chồng chánh mật thám Bắc Kạn và năm tên Pháp chạy sang Trung Quốc. Không may gặp đơn vị của chú Nghĩa. Chú Nghĩa giải quyết xong bọn mật thám, cho phép anh em lính khố đỏ ai muốn về, được về. Chú Nghĩa thu được sáu súng ngắn, sáu đồng hồ, mấy vạn đồng Đông Dương.

Chú Nghĩa kéo quân về báo cáo với đồng chí Vũ Anh ngỡ mình sẽ được khen; nhưng nghe xong, mặt đồng chí Vũ Anh tái mét đi.

- Lẽ nào chú không biết một tý gì về chính sách đoàn kết của Mặt trận Việt Minh trong giai đoạn hiện nay? Việc này tôi báo cáo với Bác ra sao?

Vô cùng ân hận, lại nhớ đến lời Bác dặn, lời hứa của mình, chú Nghĩa bàn cách với đồng chí Vũ Anh, lấy cớ phong trào đang phát triển nên đã cử chú Nghĩa lên đường ngay, tránh một cuộc “gặp mặt” chắc chắn chẳng nhẹ nhàng gì với Bác, điều mà Bác đã lường trước, điều mà chú Nghĩa vừa mới hứa xong!

Việc “tày đình” như vậy làm sao giấu được Bác. Nhưng rồi Bác cũng thông cảm cho “chú Nghĩa” đã biết ân hận, đã thấy được khuyết điểm của mình.

Như đã nói ở trên trong kháng chiến chống Pháp, “chú Nghĩa” đã là trung đoàn trưởng mà vẫn còn đôi chút nóng tính, quát mắng chiến sĩ.

Hơn hai mươi năm, khi giao chức vụ Tư lệnh Phòng không cho “chú Nghĩa”, Bác dạy:

- Chức chú càng cao thì chú càng phải thương yêu chiến sĩ nhiều hơn.

“Chú Nghĩa” của chúng ta chính là Thượng tướng Phùng Thế Tài hôm nay.

(Theo sách “Bác Hồ, những kỷ niệm không quên”).

Các câu chuyện về Bác khác
Sau khi anh hùng Đặng Đức Song được Trường Văn hóa Quân đội cử đi dự Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới về, trong trường đã có sự thay...
Thanh niên là tờ báo do Bác Hồ sáng lập, chủ biên, quản lý và tổ chức phát hành tại Quảng Châu trong những năm 1926 - 1927. Thanh niên số...
Một nhà nghiên cứu về Việt Nam là công dân Mỹ có lần tâm sự: “Người Mỹ ít hiểu về dân tộc Việt Nam, về tinh thần yêu nước của người...
Cuối năm 1968, Tổng cục trưởng Lâm nghiệp được Bác mời lên báo cáo về tình hình trồng cây gây rừng. Sau khi thú thật với Bác là mấy năm nay,...
Ông Nguyễn Thọ Chân, đoàn viên trung đoàn đại biểu đảng và Công đoàn Nam bộ, từ miền Nam ra Bắc, lên Việt Bắc, theo học Trường Nguyễn Ái Quốc...
Năm 1951, hai nhà quay phim chiến sĩ miền Nam Nguyễn Thế Đoàn, Lê Minh Hiền được tham gia đoàn cán bộ miền Nam ra Việt Bắc. Đoàn đã được...
Một cán bộ cách mạng lão thành, năm 1947 tham gia chính quyền, làm chủ tịch ủy ban hành chính kháng chiến một huyện ở Hà Bắc. Đầu năm nay, nhân...
Đảng ta không phải trên trời rơi xuống, mà ở trong xã hội cũ thực dân phong kiến. Đảng cũng ở trong xã hội. Đảng là do nhiều người cách mạng...
Nhiều người trong chúng ta đều biết, vào năm 1951, Bác Hồ có dịch cuốn “Tỉnh ủy bí mật” từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Nói là “dịch”...
Đầu năm Ất Mùi 1955, Hồ Chủ tịch đến thăm Trung đoàn 141, Sư đoàn 312 được mang danh hiệu Sư đoàn Chiến Thắng bấy giờ đang đóng quân tại...
Xã hội, đất nước ta hiện nay đang bị lũ “sâu mọt” tham nhũng đục khoét. Chúng ta đều biết kẻ tham nhũng không dại gì “đơn thương, độc mã”....
Ngày 29 tháng 5 năm 1955, báo Nhân dân đưa tin bảy giờ tối hôm qua, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam đã làm lễ khai giảng một cách trọng thể....
Trang 3 4 5 6 7