Tháng 6 năm 1946, với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh đã đến Paris.

Nhiều câu hỏi được đặt ra trong dư luận thế giới và nhất là các nhà báo: Hồ Chí Minh là ai? Họ “bám” theo vị khách quý, phỏng vấn, chụp ảnh, tò mò, dự đoán, ca ngợi, chống đối...

Nhiều cuộc gặp gỡ với các nhà báo từ cực hữu đến cực tả đã được Hồ Chủ tịch dành thời gian tổ chức.

Ngày 02 tháng 6, Bác đến Calcutta gặp gỡ các nhà báo Ấn Độ và Anh. Sau đó, Bác còn đến thăm một tòa soạn báo. Trong thời gian ở Paris, Hồ Chủ tịch đã nhiều lần chủ động “họp báo” và sẵn sàng trả lời các nhà báo đến phỏng vấn.

Ngày 12 tháng 7 vào khoảng sáu giờ chiều, Hồ Chủ tịch đã “họp báo” lần thứ hai. Sau khi tuyên bố 6 điều về “Việt Nam đòi quyền độc lập, tán thành Liên bang Pháp quốc nhưng không chịu phụ thuộc Liên bang; Nam bộ là của Việt Nam...”, Người đã vui vẻ, dí dỏm giải đáp mọi thắc mắc, mọi vấn đề của phóng viên báo đặt ra.

Một phóng viên báo đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết ý nghĩa “cuộc gặp gỡ các sinh viên cách mạng Mađagatxca hôm 05 tháng 7 với nhóm Phe Hát và 3 người nữa”.

Hồ Chủ tịch nói, đại ý:

- Từ hôm đến Paris, tôi đã gặp rất nhiều nhà báo từ tả đến hữu, gặp nhiều người có thiện chí và người chưa điều kiện hiểu chúng tôi nhưng lại không thấy ông đề cập tới mà lại quan tâm đến cuộc gặp này. Đây cũng là một cuộc gặp gỡ như mọi cuộc gặp gỡ khác.

Gần hai mươi lăm năm sau, sách “Cuộc khởi nghĩa năm 1947” của Jacques Trouche và Francois Maspéro in tại Paris năm 1970, đã nhắc lại sự kiện này. Sách viết: Tháng 7 năm 1946 tại Paris, Hồ Chí Minh đã nói với Giắc Rabemanangara rằng: “Đau khổ là một trường học của sự trưởng thành. Tự do là điều quý giá nhất đối với một dân tộc. Việc khôi phục tự do cho một dân tộc là một việc khó khăn và muốn đạt tới kết quả đó cần phải biết trải qua một con đường kiên nhẫn và thử thách dài”.

Sự đau khổ! Cần biết mang lại cho nó cái giá trị chân chính của nó: Kêu gào là vô ích. Một dân tộc biết đau khổ trong im lặng là một dân tộc vĩ đại và dân tộc đó đáng kính bởi vì chính sự đau khổ cũng là sự giải phóng”.

Lời nói của chiến sĩ cách mạng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - người mà những nhà yêu nước Mađagatxca đã từng quen biết, hợp tác đấu tranh, đến với họ giữa lúc nhân dân Mađagatxca tiến hành cuộc đấu tranh kéo dài mãi đến năm 1975.

Trình bày ý kiến này của mình với các bạn chiến đấu

Mađagatxca, là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh giới thiệu chính bản thân mình, kinh nghiệm bản thân và đau khổ của bản thân.

Những điều chúng ta biết được về sự đau khổ của Bác Hồ là hạn chế so với sự thật. Bác chưa cho chúng ta biết nhiều và chúng ta cũng chỉ mới tìm hiểu được những nỗi đau khổ lớn - đau khổ lớn nhất của Bác là nước mất, là làm dân nô lệ... Đối với người hiểu biết, trí thức, nỗi đau khổ ấy lại tăng lên gấp bội phần. Những đau khổ khác là đói, rách, bệnh tật, tù đày, rét lạnh trong các nhà tù và cả giữa các thủ đô London, Pa-ri...Cũng có thêm nỗi buồn đau khi có các bạn đồng chí chưa hiểu mình, chưa đồng tình với một cái “đúng” trong một thời điểm “sai”. Trong những đau khổ ấy, đau khổ về bản thân, của một người con trong gia đình lại bắt đầu từ kinh đô Huế - kinh đô của một người dân mất nước.

Năm 1901, 8 năm sau khi ông ngoại qua đời, cậu bé Nguyễn Sinh Cung 11 tuổi đã phải chịu tang mẹ. Bố và anh đi vắng, Cung đã chia sẻ mọi điều thiếu thốn với mẹ và em mới sinh. Đám tang mẹ vắng lạnh phải tránh những con đường cấm của kinh thành, tiếp đến là những ngày bế em xin sữa, xin cháo, xin ăn rồi lại mất em... Tất cả những cơ cực, đau khổ đó đã đè nặng trên đôi vai gầy yếu của cậu bé Cung. Những tưởng là Nguyễn Sinh Cung bị suy sụp tinh thần sau cái chết tiếp theo của bà ngoại, người đã dành cho anh tình yêu thương sâu sắc sau khi mẹ mất, nhưng Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành đã trụ được.

Đau khổ đó là trường học cho sự trưởng thành của Nguyễn Tất Thành. 7 năm sau (năm 1908) đau khổ đó đã góp cho “sự giải phóng” của anh: Nguyễn Tất Thành tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân Thừa Thiên.

Từ đau khổ rộng lớn là mất nước của một người dân đến đau khổ của bản thân, một người con trong gia đình, trải qua “trường học trưởng thành”, qua đau khổ, Nguyễn Tất Thành đã tự giải phóng mình để đi đến vận động, giác ngộ, lãnh đạo những người cùng đau khổ giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Trích từ cuốn sách “Tấm gương Bác - Ngọc quý của mọi nhà” NXB Thông tin và Truyền thông xuất bản.

Các câu chuyện về Bác khác
Bà Đặng Quỳnh Anh, năm 1911, bấy giờ chưa đầy hai mươi tuổi, đã theo các anh “Hội kín” vượt Trường Sơn, sang Xiêm, nuôi chí nguyện theo cha chú...
Sau hơn mười năm từ giã Tổ quốc ra đi, làm thủy thủ, làm thợ, làm nghề mà các ông bà quý phái cho là không danh giá gì, anh Nguyễn Tất Thành...
Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp rằng: “Ở nước chúng tôi, có câu “Ký sở bất dục, vật thi ư nhân”...
Bộ đội khu Ba trong kháng chiến chống Pháp thường kể chuyện, phàn nàn nhưng vẫn thích thú về một Trung đoàn trưởng hay quát mắng, có khi “ục”...
Sách “Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch” do Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội xuất bản năm 1956, trang 51, 52 có bài “Tự phê bình” của Hồ...
Sau khi nhân dân giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, nước cộng hòa non trẻ Việt Nam đứng trước muôn vàn...
Có không ít người cho rằng muốn làm được gương phải hiểu hết mọi việc, phải có học vấn cao... Điều đó không hoàn toàn đúng. Bác Hồ, trong...
Bảo tàng cách mạng Việt Nam có một bản sách, bìa ngoài in hai chữ đậm nét “Đảng ta”. Trên trang này còn có dòng chữ ở góc trái “Tủ sách tuyên...
Qua cầu Long Biên, không đi thẳng lên Bắc Ninh mà rẽ tay trái dọc theo sông Nhĩ, sau này người Pháp đặt tên là sông Hồng, ta sẽ thấy phía phải,...
Thời bao cấp có một số thủ trưởng lên xe, xuống xe, đến cơ quan, đơn vị, địa phương làm việc xong được mời “cơm rau” (mà thịt cá tú...
Tháng 6 năm 1969, ba tháng trước khi Bác đi xa, Bác mời một số cán bộ phụ trách công tác giáo dục thanh niên, thiếu niên đến làm việc với Bác bàn...
Năm 1965, sau chuyến sang thăm Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Côxưghin, Liên Xô đã cử Thượng tướng Culicốp chỉ đạo việc...
Trang 1 2 3 4 5